Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

KỸ THUẬT NUÔI GÀ RỪNG

Nuôi gà rừng

Nuôi gà Rừng vừa làm cảnh vừa làm thực phẩm, là món đặc sản cao cấp. Hiện nay nhiều cơ sở trên toàn quốc đã nuôi để thành công và xuất bán con giống ra thị trường. Sau đây là một số bài đăng về chăn nuôi Gà rừng:

Trang trại nuôi gà rừng chuyên nghiệp
Anh Phạm Văn Hà (36 tuổi), ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) trở thành người nuôi gà rừng chuyên nghiệp, đã cung cấp cho thị trường khoảng 500 con gà rừng giống, cho doanh thu gần 200 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 100 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển.
Tiếp chúng tôi trong khuôn viên trang trại, anh Hà cho biết: Vào năm 2002, một lần đi rẫy cùng gia đình, anh nhặt được 7 quả trứng gà rừng. Anh mừng quá, mang về cho gà nhà ấp. Gần 20 ngày sau, trứng nở những chú gà con nhỏ thó nhưng không kém phần xinh xắn. Do chưa có kinh nghiệm nuôi gà rừng nên 4 con đã chết, 3 con còn lại anh tiếp tục nuôi và thuần dưỡng, trong đó có 1 con gà trống.

Ban đầu vì thiếu kiến thức nên việc chăm sóc những con gà rừng của anh gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua các phương tiện ti vi, sách báo anh tự mình học hỏi kỹ thuật chăm sóc gà rừng nên từ 3 con gà ban đầu, vài năm sau đàn gà của anh ngày một phát triển. Để có thêm nguồn gà, anh Hà tìm hỏi những người đi rừng, chăn bò chăn trâu để hỏi mua thêm trứng mỗi khi họ vô tình tìm được để đưa về cho gà rừng nhà ấp.




Rút kinh nghiệm dần, sau một năm chú tâm chăm sóc, anh có đàn gà hơn 10 con cả trống lẫn mái. Liên tục trong 2 năm sau đó, đàn gà rừng của anh phát triển lên 30 con và bắt đầu thả được vào khu đất rừng ở phía sau nhàâ. Buổi sáng mở chuồng cho gà vào rừng ăn, tối về chuồng nhốt, thời gian này cũng có mất mát gà (do không biết đường về và/hoặc bỏ đi), nhưng đến nay thì số gà bỏ đi rất ít.
Hàng ngày anh vào rừng đào những ổ mối, bắt dế, nhái cùng với ngô, lúa..., những món thức ăn đơn giản giúp gà rừng lớn rất nhanh. Để tập thói quen cho gà, cứ chiều tối hàng ngày, trước khi cho gà ăn, anh huýt sáo. Gà rừng như hiểu được tiếng người chủ nên lâu dần trở thành thói quen, càng ngày người và gà càng gần gũi nhau hơn.
Cứ mỗi chiều, anh huýt sáo để chúng bay về. Khi gà mái chạy quanh nhà tìm ổ để đẻ, anh Hà lót hai cái ổ cũng giống như ổ cho gà nhà. Sau gần 10 ngày đẻ 15 trứng, 2 con bắt đầu ấp. Trong thời gian gà mái ấp, con gà trống suốt ngày chỉ quanh quẩn trong sân nhà để canh giữ. Gần 20 ngày sau, đàn gà con đã chào đời sau hơn 6 tháng chăm sóc.
Anh Hà cho hay, lúc đầu anh chỉ nuôi gà rừng để thỏa mãn ham thích theo kiểu nuôi trồng sinh vật cảnh vốn có của anh. Song, ý tưởng phát triển mạnh chăn nuôi gà rừng để cho thu nhập khi cuối năm 2003, có nhiều người đến hỏi mua gà rừng về làm cảnh nhưng anh Hà không có đủ lượng gà để bán. Đầu năm 2004, anh bắt tay vào phát triển đàn gà rừng của mình theo hướng quy mô hơn. Đến nay anh có gần 100 con gà rừng, mỗi năm xuất bán 60 - 80 con gà trưởng thành (cả trống và mái), với giá 800.000 đồng một cặp và gà choai 500.000 đồng một cặp. Nhiều khi không có gà để bán cho khách, phải hẹn một thời gian để gà... đủ tuổi. Khách hàng của anh ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là từ miền Nam tìm mua về nuôi kiểng trong nhà.
Anh Hà cho biết, hiện tại trang trại có 3 con trống giống với  khoảng 20 gà mái đẻ. Tuy nhiên, còn có gà trống rừng thường hay bay về “giao lưu” với đàn gà mái nên năng suất, chất lượng gà con được cao hơn. Song, phải chú ý, gà trống rừng gặp nhau thường tranh giành lãnh địa, con mái đi đến đá nhau. Đặc điểm nhận dạng giữa gà ta và gà rừng là gà trống đến 8 tháng tuổi, tai bắt đầu trắng lên, gà mái thì tai có màu xanh, lông màu tro, cả gà trống lẫn mái chân đều có màu chì, đó là lúc gà trưởng thành. Gà trống rừng nặng tối đa khoảng trên 1 kg và gà mái khoảng 700 g.
Theo anh Hà thì nuôi gà rừng vừa dễ nhưng cũng vừa khó, nếu không có bí quyết gà sẽ bỏ vào rừng hết. Để chứng minh, anh Hà liên tục huýt sáo bằng một âm điệu “đặc trưng”, bỗng đâu gà rừng ở trong rừng có số bay, có số chạy về cả đàn, đáp xuống trước cửa chuồng. Khi gà mái làm tổ trong rừng để đẻ thì nên phá đi, vài lần như thế, gà mái sẽ về chuồng để đẻ trứng. Ngoài ra, gà rừng con phải được nuôi trong lồng cách ly với mặt đất, cho ăn mồi bằng thức ăn công nghiệp dành cho gà và thêm côn trùng, cỏ, rau. Sau 20 ngày tuổi thì ngưng cho thức ăn công nghiệp. Gà rừng đến 6 tháng tuổi là coi như trưởng thành.
Nhờ sự quan tâm, ủng hộ của Hội nông dân xã, Hợp tác xã dịch vụ và có nguồn thu từ gà rừng, anh đã mạnh dạn đầu tư 60 triệu đồng để xây dựng thêm một chuồng nuôi nhím tương đối quy mô với 13 con nhím trưởng thành. Đầu năm 2010, anh bán 2 cặp, thu về 60 triệu đồng, mở ra một hướng đi mới trong làm ăn kinh tế tại một vùng đất nghèo như ở Duy Sơn.
Trang trại nuôi gà rừng của anh Hà tuy trong giai đoạn thể nghiệm, nhưng xem ra có nhiều hiệu quả bởi tiền đầu tư giống, thức ăn, làm chuồng trại không bao nhiêu, lại thêm gà rừng có sự miễn dịch tốt, chưa thấy bệnh tật. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ gà rừng rất mạnh nên gà anh nuôi thường không đủ bán cho người tiêu dùng. Nhiều người cho rằng: Có thể đây là trang trại nuôi gà rừng lớn nhất miền Trung. Hàng năm, anh Hà thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ tiền bán gà rừng nuôi thả.

Chàng sinh viên mê gà rừng

Võ Duy Nghĩa đang cho gà rừng ăn

Đang là sinh viên trường cao đẳng nghề Hoàng Diệu (Đà Nẵng), Võ Duy Nghĩa đã là chủ một trang trại gà rừng được chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cấp phép chăn nuôi. Chàng sinh viên mê gà đang từng bước khẳng định thương hiệu gà rừng Nhân Nghĩa tại khu vực miền Trung.

Đam mê chẳng giống ai
Sinh ra và lớn lên dưới chân núi An Bàu thuộc thôn Tú An, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, từ nhỏ Nghĩa đã quen với tiếng gà rừng gáy mỗi ngày. Thỉnh thoảng, Nghĩa cùng bạn bè cũng đánh bẫy được vài con và giữ lại để nuôi nhưng đều không thành công. Cứ nuôi được dăm bảy ngày thì gà chết.
Mãi sau này, Nghĩa mới nghiệm ra, gà rừng là một loài rất tinh khôn. Chúng thường đẻ ở ven những đường luồng nơi con người hay lên rừng, để tránh thú dữ ăn mất trứng. Nhưng ngược lại, chúng là loài rất nhát. Khi bị bắt, chúng sợ đến vỡ mật mà chết. Những con gà rừng mà Nghĩa đem về không sống được là vì môi trường thay đổi đột ngột, gà rừng không quen với việc bị nuôi nhốt và ăn duy nhất một loại thức ăn là lúa gạo.
Nghĩa yêu thích màu lông và vũ điệu tuyệt đẹp khi gà trống gáy và tỏ tình với gà mái, chúng nhảy rất đẹp. Sau nhiều lần thử nuôi thất bại, Nghĩa tìm cách mới: Nuôi gà không được thì nuôi trứng. Nghĩa chạy quanh huyện lùng sục hỏi mua trứng gà rừng do những người đi núi đem về rồi sau đó nhờ gà nhà ấp. Những con gà đầu tiên ra đời từ niềm đam mê đó.
Dự án mới lạ
Năm 2009, với bài dự thi “Phương pháp mới trong chăn nuôi động vật hoang dã khó tính- gà rừng”, Võ Duy Nghĩa đoạt giải nhất cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh” của chương trình “Giáo dục kinh doanh- KAB” trong khuôn khổ dự án “Thị trường lao động” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Lần đầu tiên dự án được triển khai thực hiện tại TP Đà Nẵng do tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ LĐ-TB&XH quản lý. 
Khi những con gà rừng đầu tiên bắt đầu trưởng thành cũng là lúc Nghĩa có ý định thuần hóa gà rừng và nuôi với quy mô lớn ngay tại khu vườn rộng hơn 1 ha. Nghĩa hiểu được một số tập tính sinh hoạt của gà rừng từ thực tế và tìm hiểu qua sách báo. Hễ nghe nói ở đâu nuôi thành công gà rừng là Nghĩa tìm đến học hỏi kinh nghiệm và mua vài con về làm giống.
Nghĩa nài nỉ cha mẹ thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng cộng với việc bán những cây quế trong vườn nhà, Nghĩa thu được một số tiền kha khá để xây dựng chuồng trại, mua con giống và trang thiết bị phục vụ việc nuôi gà.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản, Nghĩa thất bại liên miên vì gà vẫn còn tính rừng, thường đẻ trong bụi rậm và giấu trứng rất khéo. Hơn nữa, việc ấp trứng của gà rừng cũng khác nhiều so với gà nhà và nhiều yêu cầu ngoại cảnh khác của gà rừng. Những lứa gà đầu tiên không có lãi bởi gà đẻ rất ít, lại chịu hao hụt trong quá trình ấp và nuôi gà con.
Càng nuôi, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, trang trại gà rừng của Nghĩa đã có hơn 500 con lớn nhỏ. Trong đó có khoảng 100 gà sinh sản. Mỗi tháng cung cấp cho thị trường hơn 200 gà giống, gà chơi cảnh và gà thương phẩm. Thu nhập sau khi trừ chi phí hơn 10 triệu đồng/ tháng.
Hiện tại, Nghĩa có kế hoạch phát triển các giống gà rừng quý hiếm với mục đích vừa bảo tồn vừa cung cấp gà nuôi cảnh cho những người có nhu cầu.
Hiện nay chúng tôi có bán giông chuẩn của Viện chăn nuôi và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đã có giấy kiểm lâm và tiêm phòng. Bà con muốn mua con giống, hãy liên hệ với bộ phẫn hộ trợ khách hàng !

Kỹ thuật nuôi chim công sinh sản

1. Tổng quan về chim Công

Chim Công là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh. Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (Nhóm 1B). Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước. Ngày nay do việc săn bắn, tàn phá rừng, Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế. Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội, thảo Cẩm Viên Sài Gòn…


- Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế, các khu vườn, nhà vườn, khu du lịch sinh thái ngày càng tăng. Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp (do săn bắt, nhập lậu, một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép …).

- Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp.Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết. Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế (từ việc bán con giống). Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này.

- Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm: Anh Trần Nhữ Giáp (nhà điểu học) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim, gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này .

- Chim Công tại Việt Nam hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến Công Lục (hay công Má Vàng) và Công Lam (công Ấn Độ : Công xanh, Công trắng). Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau. Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước, đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam.


2. Một số đặc điểm cơ thể

- Khi chim trưởng thành (chim trống) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m.Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi). Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg/con. Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi (múa) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản (tháng 12 âm lịch) kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái (tháng 6 âm lịch). Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ, hành động, sắc lông). Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo. Với Chim mái, trọng lượng, chiều dài cơ thể nhỏ hơn, màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống.

- Cách phân biệt chim trống và chim mái
+ Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau: Sắc tố lông, chiều dài đuôi, màu da chân, chiều cao của chân, chiều cao cổ, số lông chính dựng trên mào hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng hay kích thước chiều dài cơ thể.
+ Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên. Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình.
+ Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống, mái. Trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp.

- Chim công rất thông minh, rạn người, nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý. Tránh các rủi ro có thể sảy ra: mất trộm, bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi.


3. Kỹ thuật làm chuồng nuôi

- Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng: Lưới mắt cáo (lưới thép B40) quây sung quanh, lưới cước (làm phần lợp trên lóc). Một số vật liệu làm mái che khác (Tấm lợp Proxi mămh hay tấm tole lợp nhựa). Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng, kho có sẵn sau đó cải tạo lại. Nền chuồng thường được dải cát (loại cát Vàng). Để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng, hạn chế các loài giun sán. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển đồng thời là chỗ để cho công tắm cát (tắm nắng) làm sạch bộ lông.

- Với quy trình nuôi công nghiệp: Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau:
Rộng ngang: 3 ,5 - 4m; dài: 5 – 6 m; cao: 2,7 – 3m . Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ). Hoặc có thể nuôi được: 10 – 15 cá thể chim công (6 – 12 tháng tuổi).

- Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau. Miễn sao đảm bảo các yếu tố: Thoáng về mùa hạ, ấm về mùa đông. Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt, gió lùa. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn.

- Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần (trong nhà xưởng). Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt, gió lùa, thời tiết thay đổi …Chim được đánh mã số (vòng chân) để tiện theo dõi , tránh hiện trạng đồng huyết … Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau (sử dụng vách ngăn : lưới thép B40).

* Chú ý: không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ, hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn, dẫn đến hiện tượng tủn, thắt riều. Nên có 1 ô chuồng nuôi (chuồng phụ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi, điều trị.


4. Kỹ thuật ấp trứng




- Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản. Tuy nhiên phải từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả.

- Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :

- Công Má Vàng (8 – 12 trứng/năm)

- Công Ấn Độ (25 – 35 trứng/năm)

- Thời gian ấp ở trung bình: 26 – 27 ngày

- Có 3 cách ấp nở cơ bản:
+ Để chim mái tự ấp (tỉ lệ thành công : 40 – 50 %)
+ Dùng chim , gà khác ấp (gà mái , Ngỗng , Ngan …). Tỉ lệ thành công: (50 - 60 %)
+ Sự dụng máy ấp: Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp (dùng cho việc ấp trứng gà, trứng vịt). Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85%. Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau:
Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát.
Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa: Từ (7 – 10ngày)đối với trứng đầu vụ, từ (3 – 5 ngày) đối với trứng đẻ trung và cuối vụ.

- Nhiệt độ ấp:
+ Từ 1 - 7 ngày đầu: Nhiệt độ lò ấp duy trì: 37 – 38,2 C
+ Từ 7 – 15 ngày: 36,5 – 37 độ C
+ Từ ngày thứ 15 – 20: Nhiệt độ: 36,2 – 36 ,5 độ C
+ Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 độ C

- Độ ẩm: 60 – 70%. Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở (Giảm độ ẩm với trứng đầu, giữa vụ, tăng độ ẩm với trứng cuối vụ).


5. Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng

- Chim Công là loại ăn tạp: thức ăn chủ yếu : thóc, ngô, kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh.

- Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho chim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để trách mầm bệnh gây hại cho chim.

- Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót giấy báo, hoặc xốp. Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định: 25 – 30 độ C. Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

- Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C. Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn, nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ.

- Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà. Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền (tỉ lệ cám tổng hợp 70%,thực phẩm bổ sung 30 %).

- Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ (rau muống, rau cải, rau ngót… ). Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3). Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50% là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên, đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông. Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm (cám dùng cho gà đẻ). Kết hợp với thực phẩm bổ xung: ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh, cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.

Bà muốn mua con giống Chim Công hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng trực tuyến !

Mời bà con xem video về chim công:

 

  
Chúc bà con thành công !

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ đỏ

Kỹ Thuật nuôi chim Trĩ Đỏ
  
1) Khái quát chung:
Tại một số nước có nền công nghiệp nuôi chim phát triển ( Mỹ , Úc , Singgapore , Thaisland ...) 



Chim trĩ đỏ đã được nuôi phổ biến như các loại gia cầm thông dụng... Đây là loài chim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm.
Với hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả đó là cung cấp thương phẩm  con giống
cho thị trường chim cảnh . Tại Việt Nam chim trĩ đỏ khoang cổ hiện còn rất ít trong tự nhiên ( có thể nói là hiếm trong những năm gần đây . nguyên nhân do nạn săn bắn bừa bãi , tàn phá rừng ….Vì vậy chim trĩ đỏ khoang cổ đã được liệt vào danh sách các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ . Trong nhữnng năm qua phong trào gây nuôi trĩ đỏ tại nước ta mới chỉ dừng lại ở mức nuôi chơi kiểng, tự phát chưa có tổ chức, cá nhân nào mạnh dạn đầu tư gây nuôi theo quy mô công nghiệp như các nước bạn.   Dưới đây là trích dẫn tóm lược một số thông tin liên quan đến quy trình nuôi trĩ đỏ.

2) Chọn Giống:
Dựa vào đặc điểm cơ thể để phân biệt chim trống, mái : Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái . Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim. Có thể phân biệt bằng mặt thường qua việc so sánh kích thước cở thể , chiều cao chân , hoặc lỗ huyệt.



  
Khi bước vào thời kỳ 2 -3 tháng tuổi chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ lâu nhạt sang màu đỏ pha, lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt . Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng .Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng ( thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng ) Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt .Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm . Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg , lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m ,tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống .Sau khi thay lông ở thời kỳ 3-5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen ,pha lẫn màu hạt dẻ ., Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống , trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg / con

Trong môi trường tự nhiên một chim trĩ đực thường quàn lý và giao phối với rất nhiều chim mái . Với bản tính rất hăng về dục vọng 1 chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn , Chúng tôi đã quan sát và ghi nhận lại có những thời điểm chỉ trong thời gian chưa đầy 5 phút một chim trĩ đực đã đạp lien hồi tới 4 lần / 3 chim mái .Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ , Chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn , bị dập trứng , hoặc lồi Zoong ( tuột hậu môn ) đôi khi có vấn đề về tâm , sinh lý ảnh hưởng nghiêm trong đến thế hệ chim mới sinh ra . Tuy nhiên nuôi với tỷ lệ mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng . Qua nghiên cứu thực nghiệm Vườn Chim Việt đã ổn định đàn chim bố mẹ sinh sản theo tỷ lệ 1 trống + 3 mái .

Việc nuôi chim trĩ đỏ ở thời kỳ còn nhỏ thường gặp một số khó khăn nhất định lien quan đến chế độ dinh dưỡng , điều kiện môi trường đặc biệt là khâu vận chuyển , Vì vậy những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống size nhỏ . Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị 

Trọn chim trống có ngoại hình to , cao , đuôi dài , lông mượt , trường chim ,dáng khỏe mạnh ,lanh lợi .Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình sung trận

Chim mái : bầu chim , nở hậu , không dị hình , dị tật . Nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh , không bị đồng huyết , cũng như được tư vẫn về kỹ thuật gây nuôi .

Một điểm đáng lưu ý : hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh mục động vật hoang dã nên việc gây nuôi vẫn phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại .Phần lớn các cở sở nhân giống tự phát trên cả nước hiện vẫn chưa được đăng ký gây nuôi , Đây cũng là một vấn đề khó khăn trong công tác quản lý đối với các cơ quan hữu quan cũng như việc vận chuyển , buôn bán cho các hộ dân . Bà con nên tìm đến các cơ sở gây nuôi được cấp phép để mua con giống với nguồn gốc hợp lệ .Tránh mua trôi lổi trên thị trường sẽ gặp phải không ít khó khăn trong khâu vận chuyển cũng như công tác nhân giống và tiêu thụ sản phẩm về sau
3) Kỹ Thuật làm chuồng trại :
Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu . Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ , hoặc nhà kho , sưởng, sau đó cải tạo lại , miễn sao đảm bảo vệ sinh , thoáng mát ,và kín để chim không bay đi mất.

Với chim non từ 1 -3 tháng tuổi : nuôi , úm trong chuồng lưới mắt cáo , hoặc dải chấu ,hạn chế tiếp đất , nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh dịch , Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận

+ Mật độ nuôi úm trong chuồng nhỏ
Chim 0 – 30 ngày tuổi : 40 - 15 con /m2 :

30 – 60 ngày tuổi : 12 – 6 con / m2

60 – 90 ngày tuổi : 4 – 2 con /m2

Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2

+ Làm chuồng cho chim lớn :

Lên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim :

Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau :
Rộng ngang : 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m .

Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản , hoặc 30 - 40 cá thể chim hậu bị

Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40 , lưới mắt cáo . Trên lóc sử dụng các loại tấm lợp broxi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương . Miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài

Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát . ( sử dụng loại cát Vàng ) để chim tắm cát và làm ổ đẻ . Phần còn lại có thể sự dụng bằng nền betong , hoặc trồng cỏ trong khoảng sân trơi

. Mái che có thể lập toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè , ấm về mùa đông , Với các địa phương khu vực phía bắc thường có rét đậm rét hại vào mùa đông ,hoặc xương muối ,Nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim . Với các tỉnh khu vực phía Nam và Tây nguyên nới khi hậu nóng ấm quanh năm hạn chế phải che phủ chuồng trại hơn , tuy nhiên nên lưu ý đến các đợt mưa tạt , gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp , tiêu chảy ..vvv



 Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần / tuần . Phun thuốc khủ trùng định kỳ . Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc , nhọn , sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều , chết.

Trong thời gian qua trên các diễn đàn mạng và truyền hình có giới thiệu 1 số mô hình nuôi chim trĩ đạt hiệu quả cao , tuy nhiên cách thiết kế chuồng trại thường theo phương thức chia nhiều ô với kích thước rất nhỏ , môi ô chỉ nuôi từ 1 -4 cá thể ( ghép bộ ) . Cách làm này tuy hạn chế được việc chim đánh , mổ nhau nhau nhưng lại tốn kém rất nhiều trong khâu thiết kế chuồng trại , máng ăn cũng như công chăm sóc , Mô hình ghép cặp chỉ thích nghi với điều kiện nuôi kiểng ,hoặc diện tích đất nhỏ .Tuỳ mục đích , quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.
4) Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở:
Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng . Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch , Sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ .Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 -80 trứng .Với các tỉnh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn ,thường mùa đẻ chỉ bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp , Các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn , Ngoài ra số trứng , thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi , chế độ cho ăn , và quản lý vật nuôi . Nếu cho ăn tặng lượng đạm động vật , canxi và sử dụng 1 số tác nhân phụ có thể cho chim trĩ đẻ 2 quả / ngày hoặc đẻ quanh năm theo ý thích của người nuôi . Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác trứng chim trĩ làm thương phẩm . Việc nhân giống chim không nên áp dụng , sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chim bố mẹ cũng như chất lượng con giống sinh ra

Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng , chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác . Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim .Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố : là chất lưng phôi trứng , và kỹ thuật ấp

. Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ:

a) Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự ( Thường dùng , gà mái hoa mơ , gà tre ..vv ) . Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn
b) Dùng máy ấp : Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp . Thời gian ấp nở khoảng 22 -23 ngày . Hiệu chỉnh nhiệt độ , độ ẩm tùy theo giai đoạn
Nhiệt độ ấp trong tuần đầu : 37,5 độ C , Độ ẩm 55 %
Tuần thứ 2 Nhiệt độ 37,3 độ C , Độ ẩm 60 %
. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ , Độ ẩm 75 %
( Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước cất để tạo độ ẩm , không dùng nước bẩn , có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước )
Các tia máu hình thành trong trứng trĩ thường rất mờ và khó phân biệt vì vậy đừng vội bỏ trứng ra khỏi lò xớm , Bản thân bên trong trứng trĩ cũng có chất hóa học bảo quản trứng rất tốt . Thường thì những quả trứng không có sống mà ấp tới 15 ngày vẫn không bị thối như trứng gà trứng vịt , Vẫn có thể ăn bình thường mà không nguy hại cho sức khỏe
Sau nhiều năm nuôi thực nghiệm đến nay đã thành công trong phương thức ấp nở đạt tỉ lệ 70 -80 % . Tỉ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 85% .
Trong thời gian tới Viện chăn nuôi quốc gia sẽ đầu tư nghiên cứu quy trình thụ tinh nhân tạo cho trĩ đỏ để mang lại hiêụ quả sản xuất con giống tốt hơn đáp ứng cho sức mua của thị trường nội địa

5) Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng:
A ) Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ):Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo , Sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đám bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa , mưa tạt , Che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công : Chó ,mèo , chuột . Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15- 20 ngày/ lần .
Thức ăn : sử dụng loại cám viên dùng cho gà con , sử dụng loại máng ăn , uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh. Nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới , Tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2 . Với chim nhỏ sức đề kháng yếu ta sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống.
B) Nuôi chim trưởng thành: Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành ,gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc . Tỉ lệ fa tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của chim : có thể dùng tới 60%thóc trong khẩu phần thức ăn . Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống , rau lang , thân cây chuối thái nhỏ ..vv . Hạn chế cho các loại thức ăn lạ : tôm , cua , cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy .
Trong quá trình nuôi đàn thường sảy ra hiện tượng chim cắn , mổ nhau : Vị trí mổ thường tập chung vào mắt ,đỉnh đầu hoặc lỗ huyệt ,Để hạn chế việc này ta có thể sử dụng 1 số phương thức sau:
+ Tách riêng cá thể chim bị đánh , hoặc chim đánh ra khỏi chuồng nuôi từ 3-5 ngày .Sau đó thả lại bình thường
+ Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất : Ca , Zn . Có thể sử dụng loại thuốc trống cắn ,mổ bán tại các tiệm thú y để pha vào thức ăn cho chim 
+ Cắt hoặc mài bớt phần mỏ dưới của chim (đây là liệu pháp bắt buộc trong quy trình nuôi công nghiệp theo quy mô lớn ) Việc cắt hoặc mài mỏ dưới của chim không làm ảnh hưởng đến ngoại hình ( vì phần mỏ dưới bị che khuất ) . Không ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim trống . Vì thực chất chim trĩ đạp mái thời gian diễn ra rất nhanh ( từ 15 -30 giây ) không nhất thiết cần sự hỗ trợ của bộ mỏ , nếu có chỉ cần mỏ trên là đủ . Ngoài ra việc cắt , mài mỏ còn loại bỏ được nguyên nhân ăn trứng của chim . Đây là lý do một số người đã nuôi chim trĩ trong thời gian dài vẫn không thấy chim sinh sản .,Tuy được xem là phương pháp kỹ thuật tiêu biểu và sử dụng rộng dãi trên thế giới song với người nuôi chim trĩ của Việt Nam lại quan niệm chim cắt mỏ là chim Trĩ của Trung Quốc . Thực tế trong danh mục các loại chim không có khái niệm chim trĩ đỏ TQ , chim Trĩ Thái Lan hay chim Trĩ Việt Nam .Mà đó chỉ là vùng phân bố của chim trĩ .Vì vậy chỉ có 1 loại trĩ đỏ khoang cổ duy nhất như hình trên , Khi đưa vào môi trường nuôi nhân tạo thì ngoại hình , trọng lượng của chim do người nuôi quyết định : Ví dụ : Nếu sử dụng 100 % cám tổng hợp làm khẩu phần ăn , chim trĩ sẽ rất nhanh lớn và có thể đạt trọng lượng >2kg / con .Tuy nhiên chất lượng thịt thương phẩm sẽ giảm vì mất dần tính hoang dã của chim , đồng thời sức đề kháng của chim cũng kém đi ,Với chim mái có thể dẫn đến hiện tượng béo lú mà không sinh sản được.
Hiện nay trên 1 số diễn đàn mạng có đưa thông tin để phân biệt chim trĩ trung quốc và chim trĩ Việt Nam .Đó là phân biệt dựa vào ngoại hình và mỏ ,. Thực chất khi chim bố mẹ có cắt mỏ hoặc gẫy mỏ thì thế hệ chim con đẻ ra không hề bị ảnh hưởng, Vì vậy phần lớn khách hàng của Vườn Chim Việt sau khi nhân giống sang thế hệ thứ 2 đã giữ nguyên lại mỏ chim con , Cách làm này chỉ thích ứng cho việc nuôi kiểng với số lượng nhỏ ,nuôi ghép thành từng bộ , không thể nuôi đàn .Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và thiếu cơ sở khoa học .Và cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến nhiều bà con phải bỏ tiền ra mua chim trĩ với giá rất cao vì nghe quảng cáo là chim trĩ Việt ,
Để khảng định được ngừôn gốc chim cũng như chất lượng con giống bà con nên đến trực tiếp các trang trại gây nuôi có uy tín , được cấp phép của chi cục kiểm lâm sở tại , Tránh mua tại các tiệm chim hoặc thương lái vì chim mới bị nhập về thường bị nhốt trong môi trường chật , không được chăm sóc có thể mang sẵn mầm bệnh .
6) Phòng và trị bệnh :
A) Phòng bệnh :
Với chim trĩ giống mới nở : Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà vào nước uống với liều lường bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì ( dùng Vime-Coam; ; Coliquin .. )
Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt , mũi bằng vaccin lasota . mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt ( nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày )
Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống .Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng . Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần
Vị trí tiêm : tiêm dưới da vào ức , lườn chim ,không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật
Với các dạng cúm gia cầm , tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương ,
B) Trị Bệnh :
Các bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ đỏ :
- Bệnh tiêu chảy , Ecoli : chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo : Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống ( liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì )
- Bệnh về đường hô hấp : ( hen phổi , nấm phổi ) : Chim có hiện tượng thở khò khè , chảy nước mũi ,thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết , hoặc mật đồ nuôi dày , Cách trị : Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì , Điều chỉnh lại mật độ nuôi , vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng ,
- Bệnh đau mắt ( sưng mặt ) : Biểu hiện : Mắt chim có màng đục nhắm lại , 1 trong hai bên má sưng : Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn , uống được mà chết : Cách trị : Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt . Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun , sán
. Ngoài ra trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng ., Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng , Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại , cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm .
7) Thị Trường và đầu ra cho sản phẩm :
Chim trĩ đỏ trong thời điểm hiện tại và những năm tới chủ yếu ở giai đoạn sản xuất con giống cho nhu cầu làm cảnh , Theo khảo sát của Chúng tôi với tình hình phát triển hiện nay thị trường chim trĩ thịt của Việt Nam chỉ có thể chính thức đi vào hoạt động sau 3 – 5 năm tới .Số người nuôi chim trĩ đỏ tại nước ta còn rất hạn chế ,chưa có trang trại nuôi theo quy mô lớn , chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ từ 1 đến vài chục cá thể ,Nguyên nhân chủ yêu do người dân còn thiếu thông tin về kỹ thuật cũng như lo ngại yếu tố đầu ra sản phẩm , Hiện giá bán trên thị trường của loại chim này khá cao và có su hướng tăng ổn định trong những năm gần đây , Tuy nhiên hiện nay trên thị trường chim trĩ được giao bán với nhiều mức giá khác nhau tuỳ theo từng gia trại ,Vì vậy người mua cũng rơi vào tình trạng hên xui và thương thì mua phải mức giá rất cao. 

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về kỹ thuật nuôi chim Trĩ Đỏ để bà con tham khảo. Khách hàng , đối tác của Chúng tôi sẽ được ưu tiên cập nhật những thông tin chi tiết hơn trong toàn bộ quá trình nuôi.


Mời Bà con xem video kỹ thuật chăn nuôi !



  

              

   


Chúc Bà con Thành công !

CÁC MẪU CHUỒNG CHÓ THAM KHẢO

CHUỒNG VẬT NUÔI thiết kế chuồng nuôi chó, mèo, gà... theo yêu cầu của Quý khách hàng. Hãy liên hệ 0946.266.267 để được tư vấn miễn phí. 

Hãy cùng tham khảo một số mẫu chuồng nuôi chó dưới đây












KỸ THUẬT THIẾT KẾ CHUỒNG NUÔI CHÓ

CHUỒNG NUÔI CHÓ

Bạn đang nuôi một chú khuyển vô cùng dễ thương hoặc bạn đang muốn nôi nhưng không biết nuôi nhốt làm sao cho tốt nhất. Bạn băn khoăn không biết gom nước tiểu, phân của chú chó nhà mình như thế nào cho sạch sẽ, không hôi thối? Nếu bạn không xích chú khuyển thì có thể sẽ bị "cẩu tặc" viếng thăm? Tất cả những băn khoan của bạn sẽ được Chuồng vật Nuôi khắc phục.
Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí để nuôi một chú chó sạch sẽ, thân thiện, phù hợp với không gian sống của bạn.

HÃY THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CHUỒNG DƯỚI ĐÂY

Bất cứ người nuôi chó nào cũng sẽ phải gặp và giải quyết vấn đề chuồng trại cho chó sao cho thích hợp. Tuỳ theo từng hoàn cảnh riêng biệt mà mỗi người chủ sẽ quyết định làm một chiếc chuồng ra sao. Ở đây chỉ có thể nói lên một vài điều chung chung mà thôi. 

Cần phải nói thêm rằng những kiểu chuồng thích hợp cho chó cần phải được vững vàng, sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Đối với những chuồng lớn có nhiều chó thì những người chủ phải quan tâm đến mức độ tiện lợi của chuồng trại. Chỉ dẫn dưới đây sẽ được dành cho những ai nuôi khoảng từ 3 đến 4 con chó lớn cùng với một lứa chó con. 

Trước hết, cần phải biết rằng loài chó không nhạy cảm đối với những đặc điểm thẩm mỹ của chuồng trại. Chúng không biết cảm nhận vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Chúng chỉ thích những chỗ được lót dày và mềm mại đủ để ngăn cái lạnh của sàn chuồng. Những chiếc '' giường '' ấy cần phải được tách rời và bọc phủ để giữ thân nhiệt cho chó. Cần phải có một chiếc thùng hay hộp đủ kích thước để chó có thể nằm người trên đó. Nệm lót nên làm bằng một chiếc bao tải nhồi giấy vụn ( không nên dùng rơm hay cỏ ). 

Nên dùng giấy là vì giấy có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh ngoài da của chó. Hầu hết loài chó đều dễ bị dị ứng do nấm trong các dạng thực vật như rơm hay cỏ. Mạt cưa hay vỏ bào cũng có thể sử dụng để lót chỗ ngủ cho chó. 

Chuồng chó phải sáng sủa, trừ chỗ ngủ của chúng. Nếu ban ngày có chút ánh nắng rọi vào thì càng tốt. Cửa chuồng cần phải làm bằng dây thép vững chắc để chó không thể dùng răng cắn xé và đủ cao để chó có thể trèo hoặc nhảy qua. Những gờ mối hướng vào bên trong ở đỉnh lưới cửa cần phải làm thế nào đó để chó không nhảy qua. Những mảnh ván, gạch đá hay xi măng chung quanh hàng rào phải đủ vững để chó không đào bới tìm đường thoát ra.

Chuồng chó không cần phải rộng nếu như chó thường được thả ra ngoài hay tập luyện. Tuy nhiên, chuồng chó cũng phải đủ rộng để chúng không cảm thấy tù túng. Sàn chuồng bằng bê tông lại không có độ dãn nở và chân chó nếu bị nhốt lâu ngày trên sàn bê tông sẽ có xu hướng choãi ra, lưng chó còng xuống. Một điểm bất lợi khác của sàn bê tông là rất nóng vào mùa hè nhưng lại rất lạnh vào mùa đông. Nếu sàn chuồng làm bằng bê tông thì mỗi chuồng nên có một mảng sàn thấp lót ván đủ rộng để chó có thể nằm duỗi người ra. 

Sàn chuồng nếu được lót bằn đất thấm nước thì tiện hơn bằng bê tông, nhưng cần phải đào sâu xuống khoảng 3 inch và thay đất thường xuyên vì nếu không sự tích tụ của nước tiểu sẽ khiến cho đất chua và hôi hám. Có thể dùng bột đá vôi rắc hàng tháng để khử độ chua trong đất. 

Cửa, bản lề, then gài và những vật dụng bảo vệ khác phải chắc chắn. Công dụng duy nhất của những vật ấy là nhằm ngăn không cho chó xổng ra ngoài. Người nuôi chó nào cũng muốn đảm bảo rằng nếu anh ta đã nhốt chó của mìmh vào chuồng thì dứt khoát nó phải ở đó khi anh ta quay trở lại. Một chuồng gà được sửa lại để nhốt chó sẽ không đảm bảo bởi vì người chủ không thể biết được chiếc chuồng ấy có giữ nổi chó hay không. 

Thông thường thì hai con chó cài gần gũi nhau có thể được nhốt chung, hay một con chó đực cũng có thể nhốt chung với một con cái. Nếu người nuôi không hiểu rõ quan hệ của chó đực thì không nên nhốt hai con chó đực chung một chuồng. Tốt hơn hết là nên làm chuồng riêng cho từng con chó đực lớn nếu chó thể. Nhưng nếu chó được nhốt gần nhau và chỉ ngăn cách bằng một hàng rào thép thì giữa chúng sẽ rất hoà thuận mà không hề có xích mích gì. Nếu chó có tật sủa đêm thì có thể nhốt chúng trong nhà hay trong chuồng. 

Những con chó lớn thường cần có nhiệt nhân tạo khi gặp thời tiết quá lạnh nếu chúng phải nằm trên những chiếc hộp nhỏ, chó con cần phải được sưởi ấm khi thời tiết lạnh mãi cho đến lúc cai sữa, và thậm trí cũng còn phải được sưởi ấm nếu sau đó chúng không được ngủ chung với nhau. Nằm bên nhau trong một chiếc hộp nhỏ lót giấy chúng có thể chịu đựng được cái lạnh mà không hề hấn gì. Nếu không được sưởi ấm vào mùa đông thì chó cần được tăng thêm khẩu phần ăn, nhất là những thức ăn có nhiều chất béo. 

Cho dù nguồn nhiệt nhân tạo sưởi ấm cho chó phải an toàn cũng cần phải thận trọng: Các dây điện không được để trần, lò sưởi không được vị trí dễ đổ và không nên để tàn lửa gây hoả hoạn. Nhiều vụ cháy ở chuồng chó, do hậu quả của sự khiếm khuyết trong hệ thống sưởi hoặc sự thiếu thận trọng trong sử dụng, đã gây nên tử vong cho những người trong nhà. Chính vì vậy mà sự nhắc nhở có vẻ như không cần thiết này cần được nêu ra. 

Đối với một con chó không có nơi trú ngụ nào tuyệt vời bằng căn nhà của chính chủ nó. Một con chó như vậy thật hết sức hạnh phúc. Tuy nhiên số chó có thể được nuôi trong nhà rất giới hạn. Một người chủ có chiếc chuồng nhỏ có thể cho chó sống chung với mình trong nhà để từ đó tạo cho chó cảm giác thoải mái và không tù túng. Cũng cần phải quan tâm đến chỗ tập và nghỉ ngơi của chó được nuôi trong nhà. Một khoảng sân kín đáo sẽ là chỗ thích hợp, hoặc là chó có thể được tập với dây xích quanh cổ. 

Chuồng chó ấm chưa đủ mà quan trọng hơn là cần phải khô ráo nữa. Một chiếc chuồng ẩm ướt, dơ bẩn là nguyên nhân gây bệnh tật và sự khó chịu. Để cho chó đi ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt một cách tuỳ tiện cũng không có hại gì cho lắm, miễn là cần phải có một chiếc giường được che chắn cẩn thận để chó có thể nằm nghỉ cho ấm. 

Sự sạch sẽ ở đây chính là sự cải thiện điều kiện vệ sinh, nghĩa là không có sâu bọ và vi khẩn. Một ít bụi hoặc một chút lộn xộn không làm cho chó cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó, nhưng một người nuôi chó giỏi là nhữmg người sống ngăn nắp. Ít nhất họ cũng không bao giờ để cho rơm lót giường và những mẩu xương khô vương vãi trên giường của chó, và họ không hề trễ nải việc phun thuốc sát trùng hoặc dùng xà phòng để cọ rửa chuồng chó khi rảnh rỗi. Những chất bẩn trong chuồng chó cần phải được quét dọn và tiêu huỷ ít nhất là một hay hai lần mỗi ngày. Những chất bẩn tích tụ trong chuồng không chóng thì chầy sẽ trở thành một nguồn bệnh cho chó. Lời nhắc nhở cần thiết, nhưng thực ra không phải vậy. Số chó bị bệnh vì được nuôi trong những chiếc chuồng dơ bẩn, mất vệ sinh rất cao. 

Một điều đương nhiên trong việc nuôi chó là chuồng của chúng phải vệ sinh, nếu không thì bệnh tật chắc chắn sẽ xảy đến. 
Người chủ sẽ cảm thấy tự hào hơn khi giữ cho chó của mình trong điều kiện tối ưu bất cứ lúc nào. Sự chải chuốt kỹ lưỡng sẽ không những làm cho chó trở nên dễ coi hơn mà còn làm cho người chủ cảm thấy thích thú hơn. Là một trong những thói quen hàng ngày việc chải lông cho chó không hề khó khăn hay mất thời giờ. Nó sẽ gúp tránh được sự cần thiết phải đặt ra một chương trình khắc nghiệt để sửa đổi sự lôi thôi nhếch nhác của chó mà nhiều người nuôi chó hay gặp phải. Tất nhiên, mỗi ngày bỏ ra vài phút sẽ không vô ích vì bù lại bạn sẽ có một '' người bạn '' khoẻ khoắn hơn, hạnh phúc hơn và đáng mến hơn.
  

THAM KHẢO CÁC MẪU CHUỒNG NUÔI CHÓ TẠI CHUỒNG VẬT NUÔI